Viêm kết mạc mùa xuân và những điều cần lưu ý

Viêm kết mạc mùa xuân và những điều cần lưu ý

  • (0) bình luận

Viêm kết mạc mùa xuân là bệnh dị ứng dễ gặp vào mùa xuân, nguyên nhân gây ra thường do các tác nhân gây dị ứng ở môi trường xung quanh. Vậy bệnh này nguy hiểm ra sao, cùng đọc bài viết để hiểu rõ hơn về các triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa.

  • Viêm kết mạc mùa xuân là gì?

Viêm kết mạc mùa xuân là phản ứng dị ứng, chẳng hạn với phấn hoa trong không khí hoặc các hóa chất như clo trong bể bơi, khói thuốc lá hoặc mỹ phẩm…

Viêm kết mạc mùa xuân xảy ra thường xuyên nhất trong những tháng mùa xuân và mùa hè do sự gia tăng theo mùa của các chất gây dị ứng, khác với viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng, mẩn đỏ và kích ứng ở các mô lót mắt (hay thường được gọi là “đau mắt đỏ”).

Các trường hợp viêm kết mạc nhẹ có thể được điều trị bằng gạc lạnh và thuốc nhỏ mắt bôi trơn. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thuốc kháng histamine hoặc chống viêm.

  • Nguyên nhân của viêm kết mạc mùa xuân

Nguyên nhân là do mắt  phản ứng với các tác nhân gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa và lông thú cưng,khói bụi,thay đổi thời tiết.

  • Triệu chứng của viêm kết mạc mùa xuân

- Ngứa là dấu hiệu điển hình của viêm kết mạc mùa xuân, thường xuất hiện thành từng cơn vào những giờ nhất định (có thể vào buổi sáng khi mới ngủ dậy lúc tiếp xúc với ánh nắng hoặc buổi chiều tối). 

- Bệnh nhân có cảm giác như có dị vật trong mắt, cộm, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, giảm thị lực. Dử mắt nhiều, có đặc điểm dính, dai và có thể kéo thành sợi

  • Phương pháp điều trị

 

BS CKI Nguyễn Văn Khá trực tiếp thăm khám bệnh nhân

 

1. Chườm lạnh

Điều trị bệnh bằng cách chườm lạnh và nước mắt nhân tạo không chứa chất bảo quản làm thuyên giảm triệu chứng của bệnh viêm kết mạc mùa xuân. Chườm lạnh hỗ trợ giảm đau, trong khi đó nước mắt nhân tạo giúp ổn định màng nước mắt, hoạt động như một chất rửa mắt và làm loãng nồng độ của chất gây dị ứng và chất trung gian trong nước mắt.

Tránh dùng thuốc nhỏ mắt có chứa chiết xuất thảo dược, chẳng hạn như các chế phẩm có chứa hoa cúc vì chúng có thể phản ứng chéo với các chất gây dị ứng nhạy cảm.

2. Thuốc

Các biện pháp nhằm ổn định tế bào mast hoặc thuốc kháng histamine thường không đủ để kiểm soát viêm kết mạc và các bệnh liên quan. Các loại thuốc hiện nay chỉ đơn thuần là giảm nhẹ và không dập tắt được quá trình miễn dịch phức tạp khởi phát và duy trì tình trạng viêm bề mặt nhãn cầu do dị ứng.

Do tính chất mạn tính và mức độ nghiêm trọng của bệnh, việc tránh các tác nhân gây bệnh và lập kế hoạch cho lối sống phải đi kèm với các phương pháp điều trị bằng thuốc: thuốc bôi trong và ngoài mắt, điều trị dược lý toàn thân và liệu pháp miễn dịch.

  • Phòng bệnh

Tuy không thể tránh khỏi hoàn toàn nhưng có thể phòng ngừa và hạn chế bệnh viêm kết mạc mùa xuân bằng các cách sau:

Tránh tiếp xúc với nắng, gió và nước muối có thể làm bệnh thêm nặng.

Hạn chế tiếp xúc với các yếu tố dễ gây dị ứng mắt như phấn hoa, bụi, vảy da thú cưng, hóa chất…

Vệ sinh cơ thể thường xuyên: Tay là nơi tiếp xúc với nhiều đồ vật và dễ dàng dính bụi bẩn, vi trùng. Không bao giờ dụi mắt bằng tay và nên thường xuyên vệ sinh cơ thể. Có thể sử dụng nước mắt nhân tạo hàng ngày để làm sạch mắt, tăng sức đề kháng, cải thiện thị lực.

Không trồng hoặc cắm hoa: Khi bị dị ứng với phấn hoa, người bệnh nên tránh xa những loại cây này nên cũng hạn chế bố trí hoặc trồng các loại hoa và cây trong nhà.

Đeo kính: Lớp kính sẽ bảo vệ mắt và giúp mắt hạn chế tiếp xúc với bụi, phấn hoa và các dị nguyên khác có thể gây viêm kết mạc mùa xuân. Mỗi khi ra ngoài nhất định phải hình thành thói quen đeo kính để bảo vệ mắt tốt hơn và giảm cảm giác mỏi mắt.

Khi thấy mắt có các dấu hiệu trên, bệnh nhân nên đến khoa Khám bệnh - Bệnh viện Mắt Hưng Yên để được thăm khám cụ thể và dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Bình luận