TƯ VẤN CÁCH CHỮA TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH

TƯ VẤN CÁCH CHỮA TRỊ ĐỤC THỦY TINH THỂ BẨM SINH

  • (0) bình luận

Bệnh đục thủy tinh thể là nguyên gây giảm thị lực và mù lòa đứng đầu trên thế giới và cả Việt Nam, gây ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trẻ khi sinh ra cần được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, có như vậy mới giảm được tỷ lệ mù do đục thủy tinh thể bẩm sinh gây nên. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về đục thủy tinh thể bẩm sinh nhé.  

Hy vọng mới cho trẻ em bị đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể dẫn đến mù lòa (Ảnh: Internet)

Hiểu về thủy tinh thể

Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi, nằm sau mống mắt hay còn gọi là lòng đen. Thủy tinh thể không chứa mạch máu và thần kinh nên dinh dưỡng bằng cách thẩm thấu. Như bình thường thì thủy tinh thể sẽ có chức năng điều tiết, cho ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc giúp nhìn thấy mọi vật dễ dàng. 
 

Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh là gì?

Bệnh đục thủy tinh thể (hay còn gọi là đục nhân mắt, bệnh cườm đá, cườm khô) được hiểu là thủy tinh thể bị mờ không còn trong suốt giống như tấm gương bị mờ, ánh sáng khó đi qua không hội tụ được tại võng mạc. Bởi vì ánh sáng khó đi qua nên người bị đục thủy tinh thể bị giảm thị lực, nhìn mờ và có nguy cơ bị mù lòa.

Đục thủy tinh thể do bẩm sinh tức là trẻ mới sinh ra đã xuất hiện hiện tượng đục thủy tinh thể. Trẻ em có thể bị đục thủy tinh thể ở một mắt (đục thủy tinh thể đơn phương) hoặc cả hai mắt (đục thủy tinh thể song phương). Nguyên nhân dẫn đến đục thủy tinh thể bẩm sinh có thể do:

  • Rối loạn di truyền 

  • Hội chứng loạn sản sụn

  • Rubella bẩm sinh

  • Hội chứng Down (trisomy 21)

  • Loạn sản ngoại bì

  • Thiếu galactose máu

  • Hội chứng Hallerman – Streiff

  • Hội chứng Lowe

  • Hội chứng Conradi

  • Hội chứng Marinesco – Sjogren

  • Hội chứng Pierre – Robin

  • Nhiễm sắc thể 13

Theo nhiều chuyên gia cho biết, bệnh đục thủy tinh thể rất nguy hiểm, nếu phát hiện và điều trị muộn thì khi lớn lên, dù được thay thủy tinh thể thì thị lực của trẻ cũng sẽ rất kém. Do đó mà việc phát hiện sớm vô cùng quan trọng để giữ thị lực cho trẻ. 
 

Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể

Ở trẻ em, khi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh, các dấu hiệu có thể nhận thấy đó là:

  • Trẻ suy giảm thị lực không ý thức thế giới xung quanh nó (nếu đục thủy tinh thể 2 mắt từ lúc sinh).

  • Rung giật giãn cầu (Cử động mắt nhanh không bình thường).

Khi bệnh đến giai đoạn nặng hơn thấy các triệu chứng biểu hiện bệnh như:

  • Mắt nhìn mờ hơn, khó nhìn, hay mỏi mắt khi tập trung nhìn vào một vật nào đó.

  • Tăng nhạy cảm với ánh sáng, hay lóa mắt. Nhìn ở ngoài sáng khó hơn khi nhìn ở nơi có bóng râm.

  • Nhìn đôi, nhìn một vật thành nhiều vật

  • Nhìn mờ như có màn sương che trước mắt

  • Các triệu chứng có thể thấy ở cả hai mắt hoặc một mắt.

Điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh

Bệnh đục thủy tinh thể sẽ tiến triển nặng dần theo thời gian. Tùy thuộc vào giai đoạn bệnh, thị lực bị giảm nhiều hay ít mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị khác nhau.

Hiện nay, tại Bệnh viện mắt Hà Nội 2 – địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao đã và đang điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân đục thủy tinh thể (hơn 90% trường hợp sau mổ thủy tinh thể đều cho thị lực rất tốt) theo một trong các phương pháp:

  • Phương pháp điều trị nội khoa

Không có bất kỳ thuốc đông tây y nào giúp thủy tinh thể bị đục trong suốt trở lại. Tuy nhiên, trong giai đoạn mới đục, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho mắt như vitamin A, C, E, các dược chất chống lão hóa,... để làm chậm tiến triển của bệnh.

Thị lực của người bệnh sẽ được cải thiện bằng cách đeo kính thuốc có độ tụ phù hợp, bố trí đầy đủ ánh sáng hơn khi làm việc, đeo kính mát để chống ánh sáng chói hoặc kính bảo hộ trong lao động.

  • Phương pháp phẫu thuật Phaco

Phẫu thuật Phaco là một phương pháp triệt để điều trị bệnh đục thủy tinh thể ở người trẻ cũng như người lớn tuổi. Đối với bệnh đục thủy tinh thể khi đã phát triển nặng, thị lực bị giảm đi nhiều thì các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật và thay bằng thủy tinh thể nhân tạo. 

Với kỹ thuật y học hiện đại ngày nay, quá trình phẫu thuật được tiến hành đơn giản, người bệnh có thể xuất viện từ sau một hai ngày mà không cần phải ở lại bệnh viện lâu.

Bình luận