ĐỤC THỦY TINH THỂ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ NÀO TỐT?

ĐỤC THỦY TINH THỂ CÓ CHỮA ĐƯỢC KHÔNG? PHƯƠNG PHÁP CHỮA TRỊ NÀO TỐT?

  • (0) bình luận
Bệnh đục thủy tinh thể có chữa được không? Mổ đục thủy tinh thể có nguy hiểm không? Chắc hẳn đây là những băn khoăn, lo lắng của nhiều bệnh nhân khi được bác sĩ chỉ định phẫu thuật chữa trị đục thủy tinh thể. 

Hiện nay, với phương pháp phẫu thuật Phaco, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi quyết định mổ đục thủy tinh thể. Đây là một trong những phương pháp phẫu thuật an toàn và mang lại hiệu quả cao. Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về bệnh đục thủy tinh thể cũng như phương pháp phẫu thuật Phaco, Bệnh viện mắt Hà Nội 2 xin chia sẻ đến bạn một số thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây. 

Đục thủy tinh thể là gì?

Đục thủy tinh thể (cườm khô, cườm đá, cườm hạt) là tình trạng phân tử protein không hòa tan mà bị tích tụ trong thủy tinh thể theo thời gian làm cho tính trong suốt của nó không còn nữa. Tình trạng này được coi là đáng kể khi nó làm giảm thị lực xuống còn dưới 3/10.

Bệnh đục thủy tinh thể diễn tiến từ từ làm nhiều bệnh nhân không để ý và thường xem nhẹ, bỏ qua không chữa trị. Biểu hiện ban đầu là giảm độ kính lão do xuất hiện cận thị chiết xuất; khi ra ánh sáng, mắt sẽ khó chịu nhưng không bị đau nhức. Sau đó, khi bệnh nặng hơn thì mắt như nhìn qua một lớp kính mờ, thấy một điểm đen cố định trên nền mắt sáng; dần dần bệnh nhân không còn nhìn thấy gì. 

 

Tác hại từ đục thủy tinh thể?

Bệnh đục thủy tinh thể có khả năng chữa khỏi nếu phát hiện sớm và ngược lại rất dễ gây mù lòa vĩnh viễn nếu chủ quan

  • Theo thống kê của Bệnh viện Mắt Trung ương, trên 70% số người mù là do đục thủy tinh thể

  • Việt Nam có thêm 150.000 người mắc bệnh đục thủy tinh thể mỗi năm

  • 70% người bị đục thủy tinh thể có độ tuổi từ 50 trở lên

5 tác hại khôn lường của đục thủy tinh thể:

  • Tạo tâm lý chán nản, tăng nguy cơ stress, lo âu, trầm cảm

  • Tăng nguy cơ mắc thêm các bệnh về mắt khác: tăng nhãn áp (bệnh Glôcôm)

  • Khiến người bệnh dễ bị thương tích do va đập, vấp ngã

  • Làm giảm khả năng làm việc, lái xe, dễ gây tai nạn

  • Làm giảm thị lực, dẫn đến mù lòa

 

Đục thủy tinh thể chữa được không?

Đục thủy tinh thể rất nguy hiểm nhưng hoàn toàn có thể chữa khỏi và phòng ngừa được nếu chọn đúng giải pháp. Ngày nay, phẫu thuật Phaco đang được đánh giá là phương pháp chữa bệnh đục thủy tinh thể có hiệu quả nhất. Đây là một phương pháp chữa bệnh đục thủy tinh thể thể an toàn, hiệu quả và tiên tiến nhất. Quy trình phẫu thuật Phaco thực hiện gồm 9 bước sau:

    • Bước 1: Tra thuốc giãn đồng tử, thuốc kháng sinh và chống viêm trước phẫu thuật.

    • Bước 2: Nhỏ tê tại chỗ (tức là gây tê bề mặt), tránh đau đớn và những biến chứng xảy ra do tiêm, giữ được sự tỉnh táo của bệnh nhân trong suốt quá trình phẫu thuật.

    • Bước 3: Sát trùng mắt mổ. Trải săng bộc lộ mắt mổ.

    • Bước 4: Rạch một đường nhỏ khoảng 2,8 mm bên trong tiền phòng của nhãn cầu

    • Bước 5: Bơm chất nhầy vào bên trong tiền phòng để bảo vệ các tế bào nội mô và các bộ phận khác của mắt

    • Bước 6: Xé bao ở trước thể thủy tinh, tách nước để cho lõi thể thủy tinh có thể xoay tự do bên trong bao của nó. Dùng đầu Phaco tán nhuyễn lõi thủy tinh thể bằng năng lượng siêu âm rồi hút toàn bộ nhân đó ra ngoài, để lại một túi bao trong suốt của thể thủy tinh.

    • Bước 7: Tiếp theo phải hút sạch các chất còn sót lại trong túi bao trong suốt của thể thủy tinh rồi đặt lại vào túi bao này một miếng thể thủy tinh  nhân tạo. Thể thủy tinh nhân tạo mềm thường có đường kính từ 5 - 6 mm, thể thủy tinh sẽ được cuộn lại và đưa qua vết mổ. Sau khi thể thủy tinh nằm trong túi bao, thể thủy tinh nhân tạo mềm sẽ từ từ duỗi ra để trở lại hình dáng ban đầu và trở thành một thấu kính hội tụ trong suốt.

    • Bước 8: Tái tạo lại hình dáng và cấu trúc của tiền phòng, sau đó bơm kháng sinh tiền phòng để chống nhiễm trùng cho mắt sau khi mổ.

    • Bước 9: Tra thuốc và băng mắt lại.

Sau khi phẫu thuật, thị lực của bệnh nhân sẽ được cải thiện, tăng khả năng nhìn cũng như hoạt động, làm việc, sinh hoạt hàng ngày dễ dàng hơn: đọc sách báo, xem tivi, dùng điện thoại, máy tính,.... 

Bình luận