NHỮNG BỆNH VỀ MẮT MẸ BẦU THƯỜNG GẶP VÀ CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ

NHỮNG BỆNH VỀ MẮT MẸ BẦU THƯỜNG GẶP VÀ CÁC CÁCH ĐIỀU TRỊ

  • (0) bình luận

Bên cạnh việc tăng nội tiết tố, thèm ăn, thay đổi tâm trạng, ốm nghén, v.v. các mẹ bầu cũng có những thay đổi về thị lực khi bước sang tuần thai thứ 40. Hầu hết những thay đổi ở mắt đều rất nhẹ và sẽ hết sau khi sinh, tuy nhiên một số ít triệu chứng có thể báo hiệu những vấn đề nghiêm trọng hơn.
 

Khô mắt và nhìn mờ

 

Lượng hoóc-môn tăng cao ảnh hưởng đến chất lượng và mức độ nước mắt được sản sinh, dẫn đến hội chứng khô mắt. Điều này dẫn tới cảm giác nhìn mờ, ngứa mắt, nóng rát, hoặc thậm chí đột nhiên chảy nước mắt giàn dụa.

Để tránh tình trạng khô mắt, bạn nên chọn một loại thuốc nhỏ mắt an toàn cho phụ nữ mang thai và cho con bú để vệ sinh mắt hàng ngày. Tốt nhất, bạn nên trao đổi với bác sĩ về liều lượng và cách sử dụng thuốc nhỏ mắt.

giam-thi-luc-khi-mang-thai

Mang thai khiến mắt nhạy cảm, dễ khô rát.

Giảm thị lực

 

Hiện tượng trữ nước (phù) khi mang thai có thể ảnh hưởng đến thị giác của bạn. Khi ấy, giác mạc và thủy tinh thể trở nên dày hơn, gây cản trở tuần hoàn ở vùng mắt (đặc biệt là nhãn cầu). Nó khiến cho thị lực của bạn giảm sút.

Có thể bạn sẽ được bác sĩ chỉ định việc đeo kính để hỗ trợ thị giác trong thời gian mang thai. Sau khi sinh, nếu mắt bạn trở lại bình thường thì bạn không cần phải tiếp tục đeo kính nữa. Phần lớn phụ nữ bị mờ mắt khi mang thai, mắt của họ sẽ trở lại bình thường khoảng 6 tuần sau sinh.
 

Rối loạn thị giác từ chứng đau nửa đầu

 

Các chị em cũng có thể thấy có đốm đen nhấp nháy trước mặt, trở nên nhạy cảm với ánh sáng hay thấy điểm mù. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là từ chứng đau nửa đầu xảy ra ở các chị em mang thai lần đầu. Tình trạng đau nửa đầu này sẽ khiến các chị em bị rối loạn thị giác nhẹ như thấy các điểm nhấp nháy, tự nhiên có đường ziczag trước mặt, nhạy cảm hay sợ ánh sáng, xuất hiện điểm mù hoặc nặng hơn là mất thị lực tạm thời. 
 

Đau nửa đầu khi mang thai gây rối loạn thị lực và nhạy cảm với ánh sáng.

Đau nửa đầu khi mang thai gây rối loạn thị lực và nhạy cảm với ánh sáng.

Thay đổi tình trạng mắt hiện tại

 

Mang thai cũng có thể cải thiện hoặc gây tồi tệ hơn cho tình trạng mắt hiện tại. Thế nên, hãy đi khám bác sĩ mắt trước khi mang thai và một lần nữa trong giai đoạn đầu của thai kỳ để kiểm tra tổn thương các mạch máu trong võng mạc của các chị em (bệnh võng mạc tiểu đường) để theo dõi sát sao tình trạng thay đổi của mắt, và nhớ cả trong thời điểm trước, đang và sau khi sinh em bé đều phải kiểm tra nhé.

Mặt khác, bệnh tăng nhãn áp đôi khi được cải thiện trong thời kỳ mang thai, vì vậy bác sĩ mắt có thể giảm liều thuốc cho chị em, giảm được ảnh hưởng không mong muốn của thuốc đến với các bé.
 

Thay đổi tình trạng mắt khi mang thai.

Thay đổi tình trạng mắt khi mang thai.

Có nên thông báo với bác sĩ khi bị giảm thị lực trong thai kỳ?

 

Tất cả vấn đề thay đổi về tình trạng thị lực cũng như sức khỏe của bản thân đều phải báo cáo bác sĩ để bác sĩ đưa ra được lời khuyên, biện pháp chữa trị thích hợp cũng như nắm được rõ nhất tình trạng sức khỏe của các mẹ bầu nhé!

Bình luận